Không giống như những “đại gia” mới nổi tiêu tiền hoang phí, bà con địa phương hết lời ca ngợi đức tính tiết kiệm, giản dị của gia đình ông. Chưa bao giờ, ông Nam phung phí một nghìn nào cho việc vô bổ. Ông cho rằng những cái mình làm ra là đáng trân trọng nhất.
Đổi đời từ tấm vé xsdn bị bỏ quên
Sau 25 năm kể từ ngày trúng số, vợ chồng ông Nam nay đã già yếu nhưng vẫn giữ được sự minh mẫn. Hỏi thăm nhà ông, những người hàng xóm đều khen ông giản dị, mộc mạc. Mặc dù trúng thưởng khoản tiền cực lớn (so với thời điểm đó), gia đình ông vẫn giữ được nếp xưa, không hề tiêu xài hoang phí hay ăn chơi đua đòi. Ngược lại, ông Nam luôn tâm niệm sống làm sao để không hổ thẹn với lương tâm và là tấm gương cho con cháu noi theo. Bên ấm trà thơm ngát, bà Nguyễn Thị Hoa, vợ ông Nam bồi hồi nhớ lại chuyện năm xưa: “Nhờ trúng xsdn, vợ chồng tôi mới có căn hộ rộng rãi thế này để an dưỡng tuổi già. Điều tôi thấy hạnh phúc nhất hơn cả tiền bạc, ấy là con cháu tôi thoát cảnh sống lay lắt trong căn nhà cũ nát. Từ đó có động lực để học tập, làm việc và giờ đều phương trưởng”.
Ngôi nhà ông Nguyễn Nam đang sống. Ảnh TG |
Được biết, vợ chồng ông Nam trước đây với năm người con sống trong căn nhà chỉ rộng 18m2 ở phố Nhà Chung (Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội). Hồi đó, ông Nam tham gia công tác chính quyền, còn bà Hoa là nhân viên hành chính. Đồng lương công chức ít ỏi, cuộc sống gia đình ông gặp vô vàn khó khăn. Để lo cho các con cái ăn, cái mặc, hai ông bà phải chắt bóp từng đồng. Thấu hiểu sự vất vả, hi sinh của cha mẹ nên các con của ông đều rất ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành.
Những ngày khó khăn ấy, gia đình 7 miệng ăn của ông phải sống trong căn nhà chật hẹp. Nhìn cảnh các con phải sinh hoạt chật chội, khổ sở, ông từng trăn trở đến phát ốm.Từng ngày, từng giờ, ông không nguôi ước mơ một ngày nào đó sẽ có một căn nhà rộng rãi hơn để gia đình đỡ cực khổ. Thế nhưng, chỉ với đồng lương của hai vợ chồng cố gắng tiết kiệm thì chẳng biết đến bao giờ mới mua được nhà mới. May thay, điều kỳ diệu xảy ra đã làm thay đổi mọi tính toán của ông Nam.
Hôm đó là một ngày chủ nhật cuối năm 1989, ông Nam được mời đến phường Cửa Nam (Hoàn Kiếm, Hà Nội) để dự một cuộc họp. Cuộc họp kết thúc cũng là lúc trời đã xế trưa. Rời buổi họp, trong túi ông Nam chỉ còn vẻn vẹn 2.000 đồng tiền bồi dưỡng theo chế độ như các đại biểu khác dự họp. Bình thường, ông sẽ tiết kiệm số tiền ấy và về ăn cơm nhà. Nhưng hôm ấy, ông chưa về nhà mà ghé qua phố Hàng Trống cất tài liệu. Lúc đi đến gần cơ quan, ông Nam chợt nhìn thấy một người phụ nữ bán xsdn ngồi buồn thiu bên vệ đường. Như có ai xui khiến, ông mở cuốn sổ lấy 2.000 đồng tiền bồi dưỡng mua “chống ế” 2 tờ vé số giúp người phụ nữ. Vì chẳng màng chuyện trúng thưởng, sau khi cất tài liệu lên bàn làm việc, ông Nam tiện tay liệng luôn 2 tờ vé số vào ngăn kéo rồi ra về.
Bẵng đi mấy hôm, ông cũng quên luôn số phận 2 tờ vé xstn nằm trong ngăn kéo. “Mấy ngày sau, tôi tình cờ kéo ngăn bàn lấy ra tài liệu, thấy hai tờ vé số mới nhớ đến cô bán vé số ngay trước cổng cơ quan. Lấy hai tờ vé xsdn ra dò lại kết quả, tôi không tin vào mắt mình khi biết hai tờ vé xsdn trúng giải độc đắc trị giá 60 triệu đồng. Số tiền lớn đến thế, tôi nằm mơ cũng không bao giờ nghĩ đến. Mặc dù lúc đó rất vui mừng, tôi vẫn cố nén cảm xúc, gập hai tờ vé số vào cuốn sổ để làm xong bản báo cáo còn đang dang dở”, ông Nam nhớ lại.
Tối hôm đó, sau khi ăn cơm nước xong xuôi, ông mới kể cho vợ con nghe về việc mình mua 2 tờ vé số và trúng giải độc đắc. Nhớ lại khoảnh khắc vỡ òa sung sướng, bà Hoa bảo: “Có lẽ, trời thương hoàn cảnh vợ chồng tôi nên mới ban “lộc” như vậy”. Suốt đêm hôm đó, hai vợ chồng ông thao thức. Chưa bao giờ được cầm trong tay số tiền lớn đến vậy, họ cùng “vẽ” ra đủ viễn cảnh tươi sáng, từ sửa lại căn nhà đến tích cóp cho đàn con thơ học hành.
Học cách sống với tiền
Nhiều năm trôi qua, vợ chồng ông Nam vẫn thầm cảm ơn ông trời đã “ban lộc” bằng 2 tờ vé số độc đắc. Nhờ số tiền lớn ấy, ông Nam từ chỗ nghèo khó trở thành người giàu nhất nhì khu phố.
Bà Hoa tâm sự với phóng viên. Ảnh TG |
Xuất thân từ cuộc sống nghèo khổ, ông Nam đặc biệt quý trọng đồng tiền. Sau khi nhận được giải thưởng, vợ chồng ông chuyển đến nhà mới nhưng nếp sinh hoạt, chi tiêu thì vẫn không thay đổi so với thời gian ở phố Nhà Chung.
Bà Hoa cho biết: “Gia đình tôi coi đó là một vận may nhưng không phải vì thế mà ỉ lại để hưởng thụ vật chất. Tôi vẫn nghĩ rằng bất cứ ai cũng phải lao động thì mới biết quý trọng những gì đang có. Những ngày đó, nói thật là số tiền vợ chồng tôi có cũng coi là một gia tài. Nhưng nhiều năm sống vất vả, nghèo khó thành quen, chúng tôi hết sức bảo ban con cái giữ nếp sống giản dị, cần kiệm. Tôi chỉ lo, chúng thấy bố mẹ có tiền rồi sinh hư, chơi bời hoang phí thì bao nhiêu cũng tiêu tán hết”.
Tiếp lời vợ, ông Nam đúc kết: “Nhờ tiền trúng số, cuộc sống vợ chồng tôi sung túc hơn, con cái có điều kiện học hành. Nhưng tôi nghiệm ra, tiền chỉ là phương tiện chứ không phải nền tàng quyết định hạnh phúc. Xưa kia, vợ chồng con cái nghèo khó, vất vả mà vẫn yêu thương nhau. Vậy thì lúc có tiền, chúng tôi càng phải cẩn trọng để tránh những thói hư, tật xấu bên ngoài đưa đẩy. Vợ tôi là một người phụ nữ đảm đang, chung thủy. Khi có tiền trúng số, bà ấy cũng chẳng đòi hỏi gì. Bà ấy vẫn tâm sự với tôi rằng cuộc sống nhờ đồng lương công chức là đủ rồi nên phải để dành tiền đó cho con cháu. Mai này, vợ chồng chết đi còn có cái lo toan”.
Tiết kiệm và cẩn trọng chi tiêu với chính bản thân, vợ con nhưng ông Nam lại rộng rãi với những người xung quanh. Hưởng “lộc trời”, ông vẫn thường giúp đỡ những người kém may mắn. Người trong phố kể, ông từng mua quần áo, hỗ trợ tiền bạc, vé xsdt cho những người lỡ lộ đường. Giờ đây do tuổi đã cao, ông Nam đi lại rất khó khăn, các con phải thường xuyên đến chăm sóc bố mẹ mình. Dường như, triết lý sống mẫu mực của ông bà đã giúp những người con thấm nhuần đạo hiếu, biết quý trọng giá trị cuộc sống. Có lẽ, đó mới là điều khiến người dân nơi đây tấm tắc khen ngợi, coi gia đình ông Nam như một hình mẫu lý tưởng, chứ không phải vì ông từng trúng số.
(Tên nhân vật đã được thay đổi)
Theo H.P (Đời sống & Hôn nhân)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét